1. Ngành hệ thống thông tin là gì?
Hiểu một các đơn giản, Ngành hệ thống thông tin là ngành học chuyên về ngành học kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông, nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp.
2. Nghề nghiệp tương lai
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Kỹ sư Hệ thống thông tin có thể làm việc ở những phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, kiểm thử, bảo trì các dự án công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu ứng dụng khác nhau của cơ quan và doanh nghiệp (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng,…).
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng. Giảng dạy công nghệ thông tin tại trường đại học, cao đẳng và phổ thông.
- Giám đốc thông tin (CIO), cán bộ quản lý dự án, quản trị viên cơ sở dữ liệu.
- Có thể làm việc với vai trò là một chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển CNTT hoặc một lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước, các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin.
3. Những yếu tố cần thiết để trở thành kỹ sư Hệ thống thông tin
Đam mê công nghệ: Đây là một trong những yếu tố đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Vì chỉ có niềm yêu thích sẵn có, bạn mới có đủ những động lực và niềm tin để vượt qua những khó khăn thử thách mà nghề mang đến. Bạn sẽ ngồi bên máy tính hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng tuần để tìm hiểu các phần mềm mới, công cụ mới cài đặt, cấu hình, kiểm thử công nghệ, khắc phục sự cố (nếu có), nghiên cứu cách sử dụng, ....
Tính cẩn thận, chính xác: Trong các công việc thực hiện cần phải đầy đủ, tỉ mỉ và có độ chính xác cao: Xác định chính xác các nguồn dữ liệu, phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được và đưa ra các giải pháp thích hợp nhất.
Ham học hỏi: Khoa học công nghệ ngày càng phong phú và đa dạng. Người làm hệ thống thông tin không ngừng học tập và cập nhật các kiến thức mới các phần mềm, công cụ mới để hỗ trợ việc phân tích nhanh chóng và chính xác hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới.
Trình độ ngoại ngữ: Hệ thống thông tin cần sử dụng tiếng anh để tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu thu thập được. Việc sử dụng tiếng Anh sẽ giúp cho công việc hiệu quả cũng như chìa khóa mở đường cho sự thành công trong con đường sự nghiệp.
4. Chương trình đào tạo
STT | Tên môn học | Số tín chỉ |
Môn đại cương | ||
1 | Chính trị | 4 |
2 | Pháp luật | 2 |
3 | Giáo dục quốc phòng và an ninh | 3 |
4 | Giáo dục thể chất | 2 |
5 | Tin học văn phòng | 3 |
6 | Anh văn 1 | 3 |
7 | Anh văn 2 | 3 |
8 | Kỹ năng giao tiếp | 2 |
9 | Kỹ năng trình bày trước công chúng | 2 |
Tổng tín chỉ môn đại cương | 24 | |
Môn chuyên ngành | ||
1 | Anh văn 3 | 3 |
2 | Cấu trúc máy tính | 3 |
3 | Lập trình căn bản | 4 |
4 | Cơ sở dữ liệu | 3 |
5 | Lập trình hướng đối tượng | 4 |
6 | Toán rời rạc | 3 |
7 | Thiết kế Web | 4 |
8 | Cisco 1 | 4 |
9 | Lập trình nâng cao | 3 |
10 | Hệ quản trị cơ sở dữ liệu | 3 |
11 | Nghiệp vụ quản lý bệnh viện | 3 |
12 | Lập trình web phía máy chủ | 3 |
13 | Đặc thù bệnh viện và Bảo hiểm y tế | 3 |
14 | Quản trị Database Server | 3 |
15 | Quản lý dự án phần mềm | 3 |
16 | Giao tiếp Người – Máy | 3 |
17 | Thực tập tốt nghiệp | 8 |
18 | Khóa luận tốt nghiệp | 6 |
Tổng số tín chỉ môn chuyên ngành |
66 |
|
Tổng số tín chỉ chương trình | 90 |