1. Nghề nghiệp Điện tử truyền thông

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, ngành Điện tử truyền thông là một trong những khối ngành nắm bắt được xu thế 4.0. Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật điện tử tân tiến để tạo nên các thiết bị điện tử như: vệ tinh, thiết bị truyền phát tín hiệu, máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, vai trò của ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông là không thể thay thế.

Kỹ thuật điện tử truyền thông là một trong những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực cũng như trong đời sống kinh tế xã hội. Ngành điện tử truyền thông có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao, mức tăng đều đặn qua các năm và cả trong tương lai. Số lượng việc làm dành cho các kỹ sư ngành Điện tử truyền thông sau khi tốt nghiệp ra trường đang có xu hướng ngày càng tăng cùng với đó là mức thu nhập cao ( hơn so với mặt bằng chung) và ổn định.

2. Công việc của nhân viên kỹ thuật điện tử truyền thông

Theo thống kê, ngành học này trong hiện tại và tương lai sẽ thuộc top 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ được tuyển sinh vào các vị trí công việc ổn định ở các công ty với mức thu nhập cao như:

   - Các công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông: công ty điện thoại, Vinaphone, Mobiphone, Vietel, EVN Telecom, SFONE,…

   - Công ty quản lý và bảo trì các mạng viễn thông: VTI, VTN, VDC, tổng đài địa phương,…

   - Đài truyền hình, công ty cung cấp dịch vụ truyền hình.

   - Công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị viễn thông: CISCO, ERICSSON, ALCATEL, SIEMENS, NOKIA, ZTE, HUAWEI, FPT, …

   - Doanh nghiệp thiết kế chip: Intel, Renesas (Nhật), Acronic (Mỹ –có chi nhánh tại Tp HCM và Đà Nẵng), ESilicon (Mỹ–có chi nhánh tại Tp HCM, Đà Lạt và Đà Nẵng), Applied Micro Vietnam, Arrive Technology, ...

   - Doanh nghiệp có các hệ thống mạng, hệ thống thông tin liên lạc: ngân hàng, điện lực, dầu khí, hàng hải, hàng không …

Ngoài ra, có thể đảm nhận tốt vai trò của Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.

3. Những yếu tố cần thiết để trở thành kỹ sư điện tử truyền thông.

Đam mê công nghệ: Đây là một trong những yếu tố đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Vì chỉ có niềm yêu thích sẵn có, bạn mới có đủ những động lực và niềm tin để vượt qua những khó khăn thử thách mà nghề mang đến. Bạn sẽ phải làm việc nhiều với các hệ thống máy tính công nghiệp và dân dụng và cá thiết bị điện tử truyền thông, bạn sẽ phải phát triển cả phần cứng và phần mềm máy tính, cũng như phải cài đặt, cấu hình, kiểm thử công nghệ, khắc phục sự cố.

Tính cẩn thận, chính xác: Trong các công việc thực hiện cần phải đầy đủ, chính xác và có độ an toàn: Lắp ráp, cài đặt, tháo lắp các thiết bị cuả hệ thống mạng máy tính và các thiết bị điện tử truyển thông, chuẩn đoán và sửa chữa các sự cố hư hỏng của các thiết bị của hệ thống mạng máy tính và thiết bị điện tử truyền thông.

Ham học hỏi: Khoa học công nghệ ngày càng phong phú và đa dạng. Người làm kỹ sư điện tử truyền thông  không ngừng học tập và cập nhật các kiến thức mới từ phần cứng máy tính đến phần mềm các thiết bị mạng, thiết bị điện tử truyền dữ liệu; tìm tòi và thử nghiệm các công nghệ mới để đáp ứng được nhu cầu đổi mới. 

Trình độ ngoại ngữ: Kỹ sư điện tử truyền thông là nghề mang tính toàn cầu, việc sử dụng tiếng Anh sẽ giúp cho công việc hiệu quả cũng như chìa khóa mở đường cho sự thành công trong con đường sự nghiệp.

4. Chương trình đào tạo 

STT  Tên môn học                        Số tín chỉ
Môn đại cương
1 Chính trị  4
2 Pháp luật  2
3 Giáo dục quốc phòng và an ninh  3
Giáo dục thể chất  2
5 Tin học văn phòng  3
Anh văn 1  3
7 Anh văn 2  3
8 Kỹ năng mềm 1 2
9 Kỹ năng mềm 2  2
Tống số tín chỉ môn đại cương 24
Môn chuyên ngành 
1 Lý thuyết mạch  3
2 Kỹ thuật lập trình cơ bản 3
3 Điện tử cơ bản  3
4 Anh văn 3 3
5 Kỹ thuật số  3
6 Cisco 1 4
7 Thiết kế mạch điện tử  3
8 Cấu trúc máy tính 3
9 Hệ điều hành Linux 3
10 Thực tập Điện -Điện tử  2
11 Vi điều khiển  3
12 Truyền dẫn số  3
13 Thông tin quang  3
14 Mạng viễn thông  3
15 Thiết bị viễn thông đầu cuối 3
16 Đồ án môn học  2
17 Các môn tự chọn 6
18 Thực tập tốt nghiệp  8
19 Khóa luận tốt nghiệp 6
Tổng số tín chỉ môn chuyên ngành 

67

Tổng chương trình 

91

Đăng ký xét tuyển