1. Nghề Quản trị mạng
Với tốc độ phát triển chóng mặt của internet hiện nay cùng với các hệ thống website mà hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức đều sử dụng mạng máy tính và sở hữu một trang web riêng biệt để phục vụ hoạt động, kinh doanh. Do đó nhu cầu nhân sự cho ngành quản trị mạng trong hiện tại và tương lai là vô cùng lớn.
Ngành Quản trị mạng máy tính là ngành chuyên khảo sát, thiết kế, lắp đặt và quản trị một hệ thống mạng trong các cơ quan, xí nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như bảo mật các thông tin, dữ liệu trong cơ quan, tổ chức. Người quản trị mạng chịu trách nhiệm đảm bảo thống máy tính luôn hoạt động thông suốt. Ngoài việc đảm bảo cho kết nối mạng luôn ổn định, kỹ sư quản trị mạng còn phải quản lý chặt chẽ để thiết bị không bị tấn công, đánh cắp dữ liệu.
2. Công việc của một nhân viên quản trị mạng
2.1. Hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thông tin
- Dịch vụ giúp khách hàng xử lý các vấn đề kỹ thuật mà họ có thể gặp phải.
- Chăm sóc, hướng dẫn khách hàng.
- Khắc phục sự cố.
2.2.Quản trị hạ tầng mạng
- Lắp đặt, đấu nối, cấu hình hệ thống mạng có dây và mạng không dây.
- Cài đặt, cấu hình thiết bị mạng và thiết bị viễn thông.
- Khắc phục sự cố mạng.
2.3. Quản trị hệ thống
- Cài đặt, cấu hình, và quản trị máy chủ.
- Cài đặt, tùy chỉnh, và quản trị phần mềm.
- Khắc phục sự cố hệ hống.
3. Những yếu tố cần thiết để trở thành kỹ sư Quản trị mạng
Đam mê công nghệ: Đây là một trong những yếu tố đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Vì chỉ có niềm yêu thích sẵn có, bạn mới có đủ những động lực và niềm tin để vượt qua những khó khăn thử thách mà nghề mang đến. Bạn sẽ ngồi bên máy tính hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng tuần cài đặt, cấu hình, kiểm thử công nghệ, khắc phục sự cố.
Tính cẩn thận, chính xác: Trong các công việc thực hiện cần phải đầy đủ, chính xác và có độ an toàn: Lắp ráp, cài đặt, tháo lắp các thiết bị cuả hệ thống mạng, chuẩn đoán và sửa chữa các sự cố hư hỏng của các thiết bị của hệ thống mạng và thiết bị ngoại vi của máy tính.
Ham học hỏi: Khoa học công nghệ ngày càng phong phú và đa dạng. Người làm quản trị mạng không ngừng học tập và cập nhật các kiến thức mới từ phần cứng máy tính đến phần mềm các thiết bị mạng, tìm tòi và thử nghiệm các công nghệ mới để đáp ứng được nhu cầu đổi mới.
Trình độ ngoại ngữ: Quản trị mạng là nghề mang tính toàn cầu, việc sử dụng tiếng Anh sẽ giúp cho công việc hiệu quả cũng như chìa khóa mở đường cho sự thành công trong con đường sự nghiệp.
4. Chương trình đào tạo
STT | Tên môn học | Số tín chỉ |
Môn đại cương | ||
1 | Chính trị | 4 |
2 | Pháp luật | 2 |
3 | Giáo dục quốc phòng và an ninh | 3 |
4 | Giáo dục thể chất | 2 |
5 | Tin học văn phòng | 3 |
6 | Anh văn 1 | 3 |
7 | Anh văn 2 | 3 |
8 | Kỹ năng mềm 1 | 2 |
Tổng tín chỉ môn đại cương | 22 | |
Môn chuyên ngành | ||
1 | Anh văn Tin học | 3 |
2 | Lập trình căn bản | 4 |
3 | Cơ sở dữ liệu | 3 |
4 | Cisco 1 | 4 |
5 | Thiết kế Web | 4 |
6 | Hệ điều hành Linux | 3 |
7 | Hỗ trợ kỹ thuật Công nghệ thông tin | 4 |
8 | Lập trình Python 1 | 4 |
9 | Cisco 2 | 3 |
10 | Quản trị máy chủ Linux 1 | 3 |
11 | Quản trị máy chủ Windows 1 | 3 |
12 | Quản trị máy chủ Windows 2 | 3 |
13 | Bảo mật công nghệ thông tin | 3 |
14 | Điện toán đám mây | 3 |
15 | Đồ án Quản trị hệ thống | 4 |
16 | Đồ án Quản trị hạ tầng mạng | 4 |
17 | Thực hành Hỗ trợ kỹ thuật và xử lý sự cố | 8 |
18 | Thực tập tốt nghiệp | 8 |
Tổng số tín chỉ môn chuyên ngành |
71 |
|
Tổng chương trình |
93 |